Cách lấy hơi khi bơi cho người mới tập bơi

Học cách lấy hơi khi bơi là một bước rất quan trọng trong quá trình tập bơi. Lấy hơi đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn bơi, lặn tốt hơn cũng như đảm bảo an toàn cho bạn khi trong nước. Vậy lấy hơi như thế nào là đúng cách? Lợi ích của việc lấy hơi đúng kỹ thuật đem lại là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.

Giới thiệu về cách lấy hơi khi bơi cho người mới

Đối với người mới tập bơi, bước học lấy hơi vô cùng quan trọng. Nếu không biết cách kiểm soát hơi thở của mình, bạn sẽ không thể nổi lên khi xuống nước. Ngược lại biết cách điều chỉnh hơi thở khi xuống nước sẽ giúp bạn bơi nhanh hơn và có sức bền tốt hơn.

Một thử nghiệm thực tế đã chứng minh rằng: thực hiện đúng kỹ thuật lấy hơi khi xuống nước đảm bảo khả năng sống sót của người bơi lên tới 70 – 80%.

Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bơi lặn, quy tắc lấy hơi tiêu chuẩn như sau: “Lấy hơi vào bằng miệng khi miệng tiếp xúc với không khí. Khi chìm trong nước, bạn kết hợp thở ra bằng cả mũi và miệng”.

cách lấy hơi khi bơi cho người mới

cách lấy hơi khi bơi cho người mới

Các bước cơ bản để lấy hơi khi bơi cho người mới

Lấy hơi khi bơi là kỹ thuật đòi hỏi phải có quá trình luyện tập trước khi thực hành. Quy trình lấy hơi đúng cách bao gồm các bước sau:

Hô hấp đúng cách

Hô hấp là quá trình trao đổi không khí giữa các tế bào của cơ thể với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, để có thể bơi lội hoặc lặn dưới nước, bạn cần phải học kỹ thuật hô hấp đúng cách.

Môi trường trên cạn và dưới nước có sự chênh lệch áp suất. Cấu tạo của cơ thể con người cũng không phù hợp để sinh tồn trong môi trường nước. Do đó, khi ở dưới nước, bạn không thể hít – thở thông thuận tự nhiên như khi trên cạn.

Trước khi xuống nước, bạn nên dành thời gian để học cách kiểm soát hơi thở của mình bằng cách hít vào thật sâu và thở ra thật chậm. Sau đó, bạn thực hành nín thở gián đoạn. Thời gian nín thở tối đa là từ 3 – 5 phút. Thời gian này sẽ ngắn hơn ở những người mới tập bơi.

Lấy hơi đúng thời điểm

Khác với việc hít – thở thông thường, khi dưới nước, bạn cần phải lấy hơi đúng thời điểm. Nếu miệng và mũi của bạn đang chìm trong nước, bạn chỉ nên thở ra từ từ. Việc hít vào tại thời điểm này có thể khiến bạn bị sặc do nước tràn vào mũi miệng.

Khi cảm thấy không thể tiếp tục nín thở, bạn cần bơi lên gần mặt nước hoặc trồi đầu lên trên mặt nước để lấy hơi vào.

Tạo lịch trình tập hơi thở

Với người bình thường, quá trình tập hơi thở phải kéo dài ít nhất từ 1 – 2 tuần, thậm chí 1 – 2 tháng.

Theo các chuyên gia và giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy: khả năng tiếp thu và thiên phú bơi lặn của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, mỗi người cần xây dựng cho mình một lịch trình tập luyện hơi – thở riêng biệt.

Bạn nên duy trì tần suất luyện tập thở 2 – 3 lần/tuần. Từ từ kéo dài thời gian nhịn thở dưới nước. Không nên luyện tập quá sức dẫn tới gây tổn thương cho phổi và cơ thể.

kỹ thuật lấy hơi khi bơi chuẩn nhất

kỹ thuật lấy hơi khi bơi chuẩn nhất

Lợi ích của việc lấy hơi đúng cách khi bơi

 Lấy hơi đúng cách khi bơi đem tới cho bạn rất nhiều lợi ích:

  • Giảm áp lực cho phổi: Trong môi trường nước, phổi của bạn phải chịu áp lực khá lớn. Hô hấp không thông thuận sẽ dẫn tới tình trạng thiếu oxy hoặc lấy hơi không đúng cách làm nước tràn vào phổi. Vì thế, lợi ích đầu tiên của việc lấy hơi đúng cách chính là giảm áp lực cho phổi.
  • Cải thiện sức bền và tốc độ khi bơi: Thực hiện kỹ thuật lấy hơi dưới nước đúng cách sẽ giúp bạn duy trì thời gian trong nước lâu hơn. Đồng thời biết cách điều hòa hơi thở để giữ sức bền và cải thiện tốc độ khi di chuyển.
  • Giảm thiểu rủi ro, tai nạn dưới nước: Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đuối nước hay sặc nước là do người bơi không kiểm soát được cách lấy hơi khiến nước tràn vào phổi qua khoang miệng và mũi. Vì thế, lấy hơi đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro, tai nạn xuất phát từ nguyên nhân này.

Lời khuyên khi thực hiện kỹ thuật lấy hơi khi bơi

Khi thực hiện kỹ thuật lấy hơi khi bơi, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Không xuống nước khi nhiệt độ cơ thể bạn đang bất thường hoặc đổ nhiều mồ hôi: Nếu vừa vận động mạnh khiến cơ thể đổ mồ hôi và nóng lên mà bạn xuống nước luôn thì có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như bị cảm, thậm chí đuối nước do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Không ăn quá no trước khi xuống nước: Ăn quá no không phải tình trạng thích hợp để vận động cơ thể. Trong môi trường nước, ăn no có thể dẫn tới một số biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, gây khó khăn cho việc hít thở và di chuyển. Vì thế, nếu vừa ăn xong, bạn nên có 1 khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý trước khi xuống nước.
  • Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập lấy hơi: Bài tập khởi động không chỉ có tác dụng giúp bạn giãn cơ mà còn giúp bạn thư giãn và thả lỏng tinh thần để luyện tập hiệu quả hơn.
  • Tập luyện khoa học, không hít – thở gắng sức: Khả năng nín thở của mỗi người khác nhau. Vì thế, nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bị đuối sức, khó thở, bạn nên tạm dừng việc luyện tập, không nên hít – thở gắng sức.

Kết luận

Như vậy, lấy hơi dưới nước là bước đầu tiên các bạn cần học khi bắt đầu tập bơi. Hy vọng cách lấy hơi khi bơi dành cho người mới này sẽ giúp có khởi đầu suôn sẻ khi học bơi cũng như hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình bơi lội.