Công thức của phèn chua là gì? Tác dụng xử lý nước hồ bơi như thế nào?
Hầu hết chúng ta đều biết, xử lý nước hồ bơi, nước sinh hoạt bằng phèn chua là một giải pháp thủ công, ít tốn kém. Nước sau khi lắng lọc bằng phèn chua được xem là an toàn để tắm, giặt rửa. Tuy vậy, bạn đã biết mức độ an toàn và công thức của phèn chua chưa? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về phèn chua trong nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu phèn chua là gì?
Phèn chua là một loại muối sunfat kép của nhôm và kali. Phèn chua tồn tại ở dạng tinh thể rắn màu trắng đục hoặc trong suốt không màu. Chúng có kích thước không đều nhau. Phèn chua có đặc tính dễ hòa tan trong nước và tan rất nhanh trong môi trường cồn.
Phèn chua được ứng dụng nhiều trong đời sống, sản xuất. Như dùng để lọc nước, sử dụng trong ngành thực phẩm, ngành sản xuất giấy và dệt vải,…
Công thức của phèn chua như thế nào?
Công thức hóa học của phèn chua là KAl(SO4)2 ngậm nước. Chúng thường được có dạng KAl(SO4)2.12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Như bạn đã thấy, phèn chua có chứa K và Al nên thường được gọi là phèn nhôm.
Phèn chua có tác dụng gì trong xử lý nước hồ bơi?
Trong công nghệ xử lý nước hồ bơi, phèn chua có tác dụng làm trong nước, giúp xử lý nước đục bằng cách lắng đọng các tạp chất xuống đáy hồ. Cách thực hiện khá đơn giản bạn chỉ cần hòa tan phèn chua theo định lượng 50g/1m3 nước.
Sau đó đợi khoảng 30-60 phút bạn sẽ thấy được hiệu quả xử lý nước hồ bơi của phèn chua. phèn chua có tác dụng làm trong nước
Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước?
Khi bạn hòa tan phèn chua trong nước sẽ tạo ra một chuỗi phản ứng hóa học:
- Phản ứng 1: Phèn chua sẽ phân li ra ion Al3 âm và ion Al3 dương.
- Phản ứng 2: Các ion nhôm tiếp tục phản ứng với nước và tạo ra kết tủa nhôm theo phương trình Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+.
- Phản ứng 3: Chất kết tủa dạng keo Al(OH)3 sẽ kết dính những hạt bụi nhỏ trong nước. Khi đạt đến độ nặng thích hợp chúng sẽ chìm xuống đáy nước.
Chính từ chuỗi phản ứng này mà nước đục sẽ trở nên trong hơn.
Tác hại khi sử dụng phèn chua
Phèn chua làm trong nước và có độ an toàn cao với sức khỏe con người. Chính vì vậy, bộ y tế đã cho phép sử dụng phèn chua trong sản xuất thực phẩm và lọc nước. Tuy vậy, vẫn có khá nhiều khuyến cáo khi sử dụng phèn chua. Bởi vì trong công thức của phèn chua có nhôm nên khi chúng ta tiếp nạp một lượng lớn phèn chua vào cơ thể sẽ dẫn đến nhiều điểm bất lợi. Cụ thể hơn là:
- Dẫn đến tình trạng buồn nôn, chóng mặt,… nếu dùng quá liều.
- Nhôm có trong phèn chua có thể gây bệnh suy giảm trí nhớ, bệnh alzheimer.
- Là tác nhân dẫn đến bệnh sỏi thận.
Một số câu hỏi về phèn chua
Dưới đây là nội dung giải đáp nhanh về một số câu hỏi liên quan đến phèn chua, mời bạn tham khảo.
Phèn chua và đường phèn có giống nhau không?
Xét về vẻ bề ngoài, phèn chua và đường phèn có hình dáng, màu sắc tương đồng nhau. Tuy vậy, vẫn có điểm khác biệt. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy các tinh thể đường phèn trong và sáng hơn phèn chua. Khi nếm phèn chua sẽ có vị chua nhẹ, còn đường phèn sẽ có vị ngọt thơm đặc trưng.
Đường phèn bản chất là loại đường được sản xuất từ mía. Thành phần hóa học chủ yếu của đường phèn là Saccharose, có thể phân giải thành glucose và fructose. Trong khi thành phần hóa học của đường phèn lại là muối nhôm và kali. Như vậy đã rõ ràng, đường phèn và phèn chua hoàn toàn khác nhau.
Phèn chua được sản xuất như thế nào?
Để tạo nên phèn chua đơn, các cơ sở sản xuất phèn chua sẽ sử dụng axit sunfuric và một số chất chứa nhôm như đất sét, quặng bôxit, nhôm hydroxit, cao lanh,… Hoặc đơn giản là sử dụng axit sunfuric và nhôm phế liệu.
Để sản xuất phèn chua kép, các đơn vị sản xuất sẽ thêm kali sunfat hoặc amon sunfat kết hợp với axit sunfuric và một số chất chứa nhôm hoặc nhôm.
Từ những hợp chất này, trải qua chuỗi phản ứng hóa học sẽ thu được dạng phèn kết tinh như chúng ta đã thấy.
Phèn chua có ăn được không?
Phèn chua được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm. Ví dụ như chế biến thực phẩm muối chua, các loại mứt cần làm trắng nguyên liệu như mứt gừng, mứt vỏ bưởi,…
Có thể nói ở một liều lượng vừa phải, phèn chua an toàn với cơ thể con người. Tuy vậy, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe vẫn khuyến nghị chúng ta không nên lạm dụng phèn chua, nhất là ăn phèn chua trực tiếp để tránh dẫn đến ngộ độc.
Lời kết
Chúng tôi đã hoàn tất việc chia sẻ với bạn về công thức của phèn chua và những vấn đề bạn cần biết về phèn chua. Nếu bạn muốn lọc nước tiết kiệm có thể sử dụng phèn chua. Trong trường hợp bạn cần xử lý nước triệt để hơn bạn nên chọn giải pháp lắp đặt hệ thống lọc nước.