Cách làm bình thở dưới nước bằng chai nhựa

Bình thở dưới nước hay ống thở là dụng cụ không thể thiếu cho quá trình tập bơi hoặc lặn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ chi phí để đầu tư một chiếc bình thở chất lượng và đắt tiền. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm bình thở dưới nước bằng chai nhựa đơn giản, tiết kiệm chi phí giúp bạn thoải mái bơi, lặn ở những vùng nước nông.

Chuẩn bị nguyên liệu và công cụ

Để hoàn thành một chiếc ống thở (hay bình thở) dưới nước bằng chai nhựa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ sau:

  • 01 chai nhựa đựng nước (rỗng);
  • 01 đoạn ống nhựa (có chiều dài khoảng 30cm);
  • Kéo và dao rọc giấy;
  • 01 chiếc súng bắn keo.

Bước hướng dẫn chi tiết

Quy trình làm một chiếc bình thở dưới nước không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người thực hiện phải kiên trì và tỉ mỉ. Các bước thực hiện chi tiết như sau:

Lựa chọn chai nhựa phù hợp

Mẫu mã, kích thước cũng như chất liệu của các loại chai nhựa hiện nay rất đa dạng. Tuy nhiên, không phải tất cả chai nhựa đều có thể dùng làm ống thở dưới nước. Do đó, bạn cần cân nhắc đặc điểm của bình thở để chọn loại chai nhựa phù hợp.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia: loại chai nhựa thích hợp dùng làm ống thở cần làm từ chất liệu nhựa an toàn; có độ dẻo vừa phải cho phép khoan, cắt dễ dàng; có màu trong suốt.

Làm sạch chai nhựa

Sau khi chọn được loại chai nhựa phù hợp, bạn cần phải làm sạch và khử trùng nó. Thao tác này nhằm loại trừ các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại hoặc các chất độc hại còn bám trên bề mặt chai.

Bạn có thể làm sạch chai nhựa bằng hóa chất khử trùng chuyên dụng hoặc luộc qua nước sôi.

Chế tạo bình thở dưới nước

Chế tạo bình thở dưới nước

Lắp đặt hệ thống ống thở và van

Ống thở và van là các bộ phận không thể thiếu của bình thở dưới nước. Để lắp đặt các bộ phận này, bạn thực hiện như sau:

  • Bạn dùng dao rọc giấy hoặc thanh sắt hơ nóng khoét 1 lỗ có kích thước bằng đường kính ống nhựa. Lỗ hổng này nằm ở vị trí cách miệng chai nước khoảng 5cm.
  • Tiếp đó, bạn cắm ống nhựa vào lỗ hổng vừa mới khoét sao cho ống nhựa thụt vào trong khoảng 3cm.
  • Dùng súng bắn keo gắn ống nhựa vào thân chai. Sau đó, dùng keo bịt kín các kẽ hở xung quanh vị trí tiếp giáp giữa chai và ống nhựa. Như vậy, ống nhựa sẽ được cố định chắc chắn hơn. Đồng thời, nước từ bên ngoài cũng không thể tràn vào trong ống thở.

Kiểm tra và thử nghiệm

Trước khi đưa vào sử dụng, bình thở tự làm nhất định phải trải qua quá trình kiểm tra và thử nghiệm.

Bạn cần nhúng ống thở vào nước và quan sát xem phần keo dán đã khô chưa, có khả năng chống nước hay không? Vị trí tiếp xúc giữa chai và ống thở có bị bong ra khi xuống nước hay không?

Việc thử nghiệm ống thở trực tiếp cần có sự giám sát của người thứ 2 để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Lưu ý an toàn và hạn chế

Bình thở tự chế có một số rủi ro và hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình chế tạo cũng như sử dụng loại dụng cụ này, bạn cần ghi nhớ lưu ý sau:

Luôn luôn thực hiện thử nghiệm trước khi sử dụng

Các tính năng của bình thở tự chế sẽ không được như các sản phẩm do các nhà sản xuất lớn nghiên cứu và chế tạo. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bạn bắt buộc phải thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng.

Quá trình thử nghiệm này sẽ giúp bạn nhận định chất lượng của sản phẩm đã tốt chưa? Còn những điểm nào cần khắc phục? Từ đó quyết định có nên đưa sản phẩm vào dùng thực tế hay không?

Chỉ sử dụng bình thở tự tạo khi bạn có đủ kinh nghiệm và kiến thức về an toàn

Nếu không đủ kinh nghiệm và kiến thức khi sử dụng bình thở, bạn có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như bị ngộp thở, sặc nước do nước tràn vào ống thở… Đây là lý do các chuyên gian luôn khuyến cáo rằng: chỉ sử dụng ống thở tự chế khi có đủ kinh nghiệm và kiến thức.

Không sử dụng bình thở tự tạo trong hoạt động lặn sâu

Càng lặn sâu xuống đáy biển, áp lực không khí càng lớn. Bình thở tự tạo không thể cung cấp đủ oxy cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động lặn sâu.

Sử dụng bình thở tự tạo khi lặn sâu có thể gây ra những tai nạn đuối nước đáng tiếc. Vì thế, bạn nên sử dụng bình oxy chuyên dụng thay vì các sản phẩm tự chế.

Ôn tập kỹ thuật thở dưới nước

Kỹ thuật thở dưới nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động bơi lội và lặn. Điều hòa tốt hơi thở không chỉ giúp bạn lặn sâu, lặn lâu hơn mà còn đảm bảo an toàn cho bạn.

Hướng dẫn cách thở dưới nước một cách hiệu quả

Một trong những nguyên tắc quan trọng của điều hòa hơi thở dưới nước là thở ra bằng mũi, miệng khép lại hoặc nín thở. Hít vào khi ở dưới nước có thể khiến bạn bị sặc nước và ngạt.

Khi không thể tiếp tục nín thở, bạn sẽ trồi lên mặt nước và lấy hơi vào bằng miệng. Đây là nguyên tắc hít – thở dưới nước cơ bản áp dụng cho hầu hết các kiểu bơi.

Thời gian nín thở dưới nước có thể kéo dài tối đa từ 3 – 5 phút, con số này sẽ ngắn hơn đối với những người vừa mới tập bơi. Nếu không có dụng cụ thở chuyên dụng hỗ trợ, bạn cần phải trở lại mặt nước ngay lập tức để nạp vào lượng oxy cần thiết.

Luyện tập thường xuyên để cải thiện khả năng thở dưới nước

Thở dưới nước không phải khả năng bẩm sinh. Kỹ thuật này phải trải qua quá trình luyện tập thường xuyên, bạn mới có thể thực hành thành thạo. Ngay cả các vận động viên bơi lội cũng phải luyện tập hàng ngày để cải thiện kỹ năng này.

Chính vì thế, bạn cần xây dựng cho mình một lộ trình luyện tập thở phù hợp. Sau đó, luyện tập thường xuyên để cải thiện kỹ năng thở của mình.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, bạn chắc chắn đã nắm rõ cách làm bình thở dưới nước cũng như biết được những điểm cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm tự chế này. Để đảm bảo an toàn khi bơi lội, đừng quên thảm khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi dùng bình thở tự tạo nhé.