Nước bể bơi bị nhiễm sắt: Cách xử lý, nguyên nhân, ảnh hưởng

Sắt là một trong những nguyên tố rất quan trọng trong đời sống của con người, tuy nhiên nếu trong nước có hàm lượng sắt quá cao thì sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Nếu như thấy nước ở bể bơi chuyển sang màu vàng thì tức là nước bể bơi bị nhiễm sắt.

Lúc này chúng ta cần biết các phương pháp để xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt để nước ở hồ bơi trong sạch như ban đầu. Ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách xử lý nước nhiễm sắt an toàn, hiệu quả nhất.

Nước bể bơi bị nhiễm sắt (nước màu vàng) là gì?

Sắt là một kim loại nặng xuất hiện nhiều nhất trên trái đất, được con người chế tạo, ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên khi mà hàm lượng sắt trong nước quá lớn sẽ làm cho nước bị nhiễm sắt. Bể bơi bị nhiễm sắt là hiện tượng nồng độ sắt trong nước cao quá mức quy định. Lúc này nước bể bơi sẽ chuyển sang màu nâu sậm hoặc là màu vàng đậm, rất mất mỹ quan.

Nước bể bơi bị nhiễm sắt (nước màu vàng) là gì?

Nước bể bơi bị nhiễm sắt (nước màu vàng) là gì?

Bể bơi bị nhiễm sắt là một trong những tình trạng ô nhiễm nước vô cùng nghiêm trọng tương tự như khi nước bị nhiễm vôi, rêu tảo,…Những người quản lý bể bơi cần có biện pháp xử lý để khắc phục tình trạng nước, chỉ có như vậy mới đảm bảo an toàn cho người bơi.

Dấu hiệu và nguyên nhân nhiễm sắt của nước bể bơi

Dấu hiệu của hiện tượng nhiễm sắt là ta thấy nước ở bể bơi sẽ đổi màu, đồng thời các thiết bị trong bể bơi cũng bị ăn mòn. Ta dễ dàng nhận biết được hiện tượng này vì có thể thấy trực tiếp nước chuyển sang màu vàng.

Dấu hiệu và nguyên nhân nhiễm sắt của nước bể bơi

Dấu hiệu và nguyên nhân nhiễm sắt của nước bể bơi

Để tìm được cách xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt thì trước hết cần biết được nguyên nhân nhiễm sắt. Nguyên nhân đầu tiên là do nguồn nước cung cấp vào bể không đảm bảo được chất lượng, nó chứa quá nhiều các ion sắt trong khi các thiết bị ở hồ bơi khó xử lý được điều này. 

Các vật liệu thiết bị bể bơi kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước bể bơi bị nhiễm sắt. Khuyến cáo các bể bơi nên dùng các đồ vật làm từ thép không gỉ hoặc inox để đảm bảo được độ bền. Ngoài ra ngoại cảnh cũng ảnh hưởng nhiều đến nước bể, những khu đô thị nước mưa chứa một lượng axit gây ăn mòn kim loại khiến cho nước bể bơi bị nhiễm sắt. 

Hậu quả của tình trạng nước bể bơi bị nhiễm sắt

Hàm lượng sắt đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, tuy nhiên nếu chỉ số sắt trong nước bể bơi quá cao sẽ làm nước chuyển màu gây những nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Hậu quả của tình trạng nước bể bơi bị nhiễm sắt

Hậu quả của tình trạng nước bể bơi bị nhiễm sắt

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Khi nước bị nhiễm sắt, bởi lúc này Fe2+ đã bị oxi hóa thành Fe3+ , đây là một dạng kết tủa. Khi hàm lượng sắt trong nước > 0.5mg/l ta sẽ thấy nước bể có mùi tanh khó chịu, các cặn bẩn màu vàng của kết tủa Fe3+ cũng khiến cho nước bể bị đục, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Lượng sắt dư thừa sẽ gây đột biến gen rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Dư thừa sắt gây tổn thương trực tiếp đến tim, gan, tụy và cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường. Nếu bạn thấy những biểu hiện như mệt mỏi, đau nhức khớp, cân giảm đột ngột thì rất có thể cơ thể đang dư thừa sắt. Sắt đọng lại trên da cũng gây tắc nghẽn lỗ chân lông khiến da bị ảnh hưởng: nám da hoặc mọc nhiều mụn trứng cá.

Làm hư hỏng thiết bị bể bơi

Lượng sắt quá cao, bị oxi hóa tạo kết tủa sẽ gây tắc nghẽn hệ thống đường ống dẫn nước, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại hình thành và phát triển. Chúng sẽ tích tụ thành các mảng bám màu nâu gỉ, cản trở việc cấp thoát nước. Những mảng bám nâu vàng rất cứng, khó vệ sinh nên rất khó để loại bỏ chúng hoàn toàn. Sắt là một nguyên tố dễ bị oxi hóa nên khi tồn đọng quá nhiều sẽ oxy hóa các thiết bị của bể bơi.

Gây mất thẩm mỹ cảnh quan

Tất nhiên nước bể bơi bị nhiễm sắt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ cảnh quan của hồ bơi. Một hồ bơi nước bị đục, vàng nâu chắc chắn sẽ không thu hút mọi người tới bơi. Vậy nên nếu không tìm cách khắc phục thì những bể bơi mà nước bể bơi bị nhiễm sắt sẽ không thể sử dụng.

Hướng dẫn xử lý nước bể bơi nhiễm sắt đúng cách, hiệu quả

Vậy nên xử lý nước nhiễm sắt như thế nào để hiệu quả, nhanh chóng nhất. Cách xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt phụ thuộc vào tình trạng nước. Hiện nay sử dụng hóa chất để xử lý nước bể bơi nhiễm sắt đang là phương pháp phổ biến nhất vì vừa tiện dụng, hiệu quả nhanh mà lại tiết kiệm được chi phí.

Chuẩn bị hóa chất và dụng cụ

Để tiến hành xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các hóa chất và dụng cụ cần thiết để quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Trước hết về hóa chất cần chuẩn bị hóa chất Chlorine và trợ lắng PAC, dụng cụ thì cần bộ test nước hồ bơi và dụng cụ vệ sinh hồ bơi chuyên dụng. Cần chuẩn bị cơ bản 4 thứ này để bắt đầu xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt.

Chuẩn bị hóa chất và dụng cụ

Chuẩn bị hóa chất và dụng cụ

Quy trình thực hiện xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt

Sau khi chuẩn bị xong các hóa chất, dụng cụ cần thiết, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện quy trình xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt. Cần thực hiện theo đúng quy trình gồm 4 bước như sau để đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Thực hiện kiểm tra chỉ số pH và Clo

Để tối ưu nước bể bơi thì cần cân bằng được độ pH, nồng độ pH lý tưởng của bể bơi là từ 7.2 – 7.6. Nếu nồng độ pH quá cao thì có thể sử dụng pH-, dung dịch HCl 32% hoặc dùng CuSO4. Còn nếu nồng độ pH quá thấp thì nên sử dụng pH+, dung dịch NaOH hoặc soda Na2CO3 để đưa độ pH về ngưỡng an toàn

Bước 2: Tiến hành sốc Clo

Có 2 loại Chlorine được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là Chlorine 70 dạng bột và viên nén TCCA 90. Nếu sử dụng viên nén thì hãy pha loãng với nước theo hàm lượng 0.6g/m3 nước rồi rải quanh bể. Tiếp theo tiến hành đo để kiểm tra, duy trì hàm lượng Clo dư trong nước. Còn nếu sử dụng Chlorine 70 thì hòa tan bột với nước theo hàm lượng 5g/m3 rồi rải quanh bể. Tiếp theo khởi động máy bơm và lọc nước bể trong 4 tiếng.

Bước 3: Dùng hóa chất trợ lắng PAC

Việc sử dụng trợ lắng PAC sẽ giúp tạo keo, cặn lắng xuống đáy bể để thuận tiện cho việc loại bỏ tạp chất. Hòa tan PAC với nước theo tỷ lệ 7-10%, tiến hành rải đều dung dịch đã pha loãng quanh khu vực cần xử lý. Tùy theo độ đục của nước bể mà dùng lượng dung dịch phù hợp. Lưu ý nên rửa ngược bình lọc trước khi dùng PAC.

Bước 4: Làm sạch cặn lắng bể bơi

Sau khi xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt bằng hóa chất, các cặn bẩn lắng đọng dưới đáy bể thì đây là lúc cần làm công tác vệ sinh bể. Tiến hành làm sạch đáy bể bơi bằng các dụng cụ chuyên dụng như bàn hút hồ bơi, bộ vệ sinh,…Làm theo các bước như vậy là đã hoàn thành quá trình xử lý nước nhiễm sắt.

Nên mua hóa chất xử lý bể bơi bị nhiễm sắt ở đâu uy tín

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp hóa chất xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt, một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này là Bể bơi toàn cầu, đảm bảo uy tín, an toàn và chất lượng. Đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực liên quan đến bể bơi, luôn cung ứng những hóa chất có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo hiệu quả xử lý nhanh nhất. Bạn có thể liên hệ theo số hotline: 0979 304 733 để liên hệ với văn phòng miền Bắc của bể bơi toàn cầu để biết thêm nhiều thông tin chi tiết.

Lời kết

Nhìn chung bài viết đã cung cấp cho bạn nguyên nhân, cách xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt cũng như giới thiệu đơn vị uy tín cung cấp hóa chất xử lý nước nhiễm sắt. Hy vọng qua đây bạn đã biết cách khắc phục tình trạng kém thẩm mỹ, nguy hiểm đến sức khỏe này một cách an toàn, nhanh chóng nhất.