Có bao nhiêu kiểu bơi phổ biến thường dùng
Bơi lội là hoạt động được rất nhiều người yêu thích. Bộ môn này không chỉ giúp chúng ta rèn luyện thân thể mà còn mang tới cảm giác thư giãn, thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi. Vậy có bao nhiêu kiểu bơi phổ biến thường dùng? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về các kiểu bơi
Từ thời xa xưa, ông cha ta đã sáng tạo rất nhiều kiểu bơi trong bơi lội. Tên gọi của các kiểu bơi thường được đặt dựa theo đặc điểm hoặc phương thức thực hiện như bơi bướm, bơi chó, bơi sải, bơi ếch, bơi chó… Các kiểu bơi mang tên con vật xuất phát từ việc con người thấy loài vật đó có khả năng bơi lội nên mô phỏng theo.
Danh sách các kiểu bơi phổ biến
Dưới đây là một số kiểu bơi phổ biến được nhiều người sử dụng:
Bơi tự do (Freestyle)
Bơi tự do là kỹ thuật bơi phổ biến nhất trên thế giới, phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi. Liên đoàn bơi lội các nước còn tổ chức hẳn một giải đấu chuyên nghiệp dành cho nội dung bơi này.
Trong bơi tự do, người bơi không bị gò bó nhiều về hoạt động hoặc hình mẫu khi bơi. Tuy nhiên, kiểu bơi này vẫn yêu cầu phải tuân thủ một số quy tắc, kỹ thuật nhất định về cách thở, cách chuyển động cơ thể khi thực hiện.
Bơi nghệ thuật (Artistic Swimming)
Trái ngược hoàn toàn với bơi tự do, bơi nghệ thuật là kiểu bơi đòi hỏi rất cao về mặt kỹ thuật. Kiểu bơi này xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và bắt đầu phát triển thành các giải thi đấu tại Berlin (Đức) và Canada. Người thực hiện bơi nghệ thuật được ví như một nghệ sĩ và sân khấu của họ chính là mặt nước.
Bơi nghệ thuật không chỉ có sự kết hợp nhịp nhàng, uyển chuyển giữa tay và chân mà còn có thể kết hợp với các loại dụng cụ trình diễn khác. Khi biểu diễn, chân của họ không được chạm xuống đáy bể, cơ thể phải uyển chuyển, dẻo dai và có sức bền tốt.
Các màn bơi nghệ thuật thường dàn dựng công phu và đều có dàn nhạc hỗ trợ.
Bơi sải (Breaststroke)
Sau bơi tự do, bơi sải cũng là một kiểu bơi có độ phụ sóng rất cao. Kỹ thuật bơi sải cần sự kết hợp ăn ý trong chuyển động tay – chân. Trong đó, chuyển động tay sẽ tạo ra lực đẩy chính giúp cơ thể tiến về phía trước, còn chuyển động chân hỗ trợ duy trì sự cân bằng.
Kỹ thuật chuyển động tay trong bơi sải chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: cánh tay di chuyển trong nước từ phía trước về phía sau tạo thành động tác quạt nước.
- Giai đoạn 2: cánh tay di chuyển trong không khí từ phía sau lên phía trước.
Trong kỹ thuật bơi này, chuyển động tay được thực hiện đồng thời hoặc lần lượt tùy theo thói quen của người bơi.
Khi bơi sải, thân hình không lên xuống liên tục như bơi ếch mà được giữ thăng bằng nổi trên mặt nước. Động tác chân đạp chân so le chuyển động với biên độ dao động không quá lớn. Nhịp chuyển động chân thường nhỏ nhằm giữ cho thân sau nổi lên gần ngang bằng với mặt nước.
Bơi ếch (Backstroke)
Bơi ếch được đánh giá là kiểu bơi đem tới tốc độ di chuyển chậm nhất trong những kiểu bơi phổ biến trong bài viết này. Với kiểu bơi này, cơ thể di chuyển trong nước tạo thành thế giống như một chú ếch.
Hai chân co sát lại và duỗi thẳng ra sau, cùng lúc đó động tác tay cũng thực hiện tương tự. Khi phần đầu nổi lên trên mặt nước, bạn tranh thủ hít một hơi thật sâu tràn đầy lồng ngực. Khi cúi đầu xuống, bạn hãy tập cách nín thở hoặc thở ra bằng miệng để không nước không tràn vào mũi, miệng.
Bơi bướm (Butterfly)
Kỹ thuật bơi bướm có tốc độ di chuyển nhanh, đòi hỏi người thực hiện phải vừa có kỹ thuật, vừa có thể lực. Động tác tay trong bơi bướm đối xứng nhau, hai chân đạp nước duy trì tư thế khép sát tựa như đuôi cá heo.
Đây là kiểu bơi sử dụng nguồn lực của toàn thân. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân giúp cơ thể trồi lên – ngụp xuống, đồng thời tạo lực đẩy cơ thể tiến về phía trước.
Các kiểu bơi khác
Ngoài ra, còn khá nhiều kiểu bơi tự phát khác như bơi chó, bơi lượn sóng và bơi chiến đấu, bơi ngửa…
- Bơi chó: Với kỹ thuật bơi này, người thực hiện sẽ úp người trên mặt nước, chuyển động chân giống như kỹ thuật bơi sải. Hai tay để phía dưới ngực, ngón tay khép hoặc mở một cách tự nhiên. Khi thực hiện động tác, bạn đưa tay về phía trước, đặt song song với ngực. Sau đó, đẩy nước phía sau song song với bụng. Động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần, mô phỏng giống như chú chó đang lội qua sông.
- Bơi lượn sóng: Khi thực hiện kiểu bơi này, bạn khép hai chân lại bằng nhau, dồn lực phần lưng nảy người sao cho các bộ phận như ngực, chân, mông kết hợp với nhau tạo thành hình lượn sóng.
- Bơi chiến đấu: Kiểu bơi này do lực lượng đặc công Mỹ sáng tạo ra. Tuy không quá phổ biến nhưng tốc độ và độ bền của bơi chiến đấu được đánh giá rất cao. Kỹ thuật thực hiện kiểu bơi này có sự kết hợp của bơi sải, bơi ếch và bơi cá heo. Do đó, người thực hiện sẽ cần khá nhiều thời gian để nghiên cứu và luyện tập.
- Bơi ngửa: Kiểu bơi này có tư thế khá đặc biệt. Kỹ thuật thực hiện khá tương tự với kiểu bơi trườn sấp nhưng tư thế ngược ngược lại, mặt người bơi ngửa lên phía trên.
Lợi ích của việc nắm vững nhiều kiểu bơi
Nắm vững nhiều kiểu bơi mang đến cho bạn khá nhiều lợi ích:
- Đạt tốc độ nhanh hơn: Mỗi một kiểu bơi sẽ có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Do đó, nếu bạn biết cách kết hợp ưu điểm của từng kỹ thuật bơi với nhau sẽ giúp bạn di chuyển nhanh hơn.
- Rèn luyện hình thể và sức khỏe: Hầu hết các kiểu bơi đều có sự kết hợp của cả động tác tay và động tác chân. Tuy nhiên, vẫn chia ra dùng lực bộ phận nào nhiều hơn. Vì thế, nắm rõ nhiều kiểu bơi tạo điều kiện cho bạn vận động toàn cơ thể để có hình thể săn chắc và nâng cao sức khỏe.
- Nâng cao thu nhập, tạo danh tiếng: Đối với những người có khả năng bơi lội giỏi và thành thạo các kỹ thuật, họ có thể vận dụng để tham gia giảng dạy hoặc thi đấu để kiếm thêm thu nhập, tạo danh tiếng.
Kết luận
Qua bài viết này chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi: “Có bao nhiêu kiểu bơi” và đặc điểm của một số kiểu bơi phổ biến nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tìm ra kỹ thuật bơi phù hợp nhất với bản thân mình để có thể sở hữu một cơ thể dẻo dai hoặc đạt thành tích bơi lội ấn tượng.