Uống nước bể bơi có nguy hiểm như thế nào?

Uống nước hồ bơi có sao không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người sau mỗi lần không may uống phải nước bể bơi. Thấu hiểu những băn khoăn lo lắng này, dưới đây chúng tôi tổng hợp và mang đến cho bạn câu trả lời chi tiết nhất.

Tác nhân gây nguy hiểm trong nước bể bơi

Trong thành phần của nước hồ bơi chứa khá nhiều chất có khả năng làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Hóa chất trong nước bể bơi

Để làm sạch nước hồ bơi, người ta thường phải dùng đến một số loại hóa chất.

Clo và hợp chất clo

Clo và hợp chất của clo thường có mùi hắc nhẹ. Các chất này cũng được tìm thấy trong nước máy, có công dụng khử trùng và tiêu diệt một số loại vi khuẩn.

Uống nước hồ bơi có sao không?

Uống nước hồ bơi có sao không?

Chất khử trùng và chất xử lý nước

Ngoài clo, người ta còn sử dụng thêm một số hoạt chất khác để khử trùng và xử lý nước như sodium carbonate, sodium bicarbonate… Các chất này không hòa tan mà trộn lẫn với thành phần của nước.

Vi khuẩn và tác nhân vi khuẩn

Vi khuẩn trong bể bơi chia làm 2 loại: lợi khuẩn và vi khuẩn gây hại. Mỗi loại vi khuẩn có thể tác động tới sức khỏe theo cách thức khác nhau.

E.coli và vi khuẩn gây tiêu chảy

Theo số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, E.coli là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tiêu chảy. Do đó, uống nước hồ bơi có chức loại vi khuẩn này hoặc chủng loại vi khuẩn tương tự có thể khiến bạn bị tiêu chảy.

Giun và vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nếu không được thanh lọc và diệt khuẩn thường xuyên, trong nước hồ bơi còn có thể xuất hiện giun sán và các loại vi khuẩn nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Nghiêm trọng hơn, chúng còn gây ra các bệnh về dạ dày, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, thiếu máu…

Vi khuẩn và tác nhân vi khuẩn khác

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn gây các bệnh về da hoặc tác nhân vi khuẩn khác cũng phát triển rất nhanh trong môi trường nước.

Nguy cơ và hậu quả của việc uống nước bể bơi

Số liệu thống kê cho thấy: trung bình mỗi người sau khi bơi có thể uống khoảng 15ml nước. Lượng nước này không làm ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nước hồ bơi bị ô nhiễm, chứa các hóa chất và vi khuẩn gây hại thì bạn có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như sau:

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có nhiều biểu hiện như đau bụng, nôn mửa,đi đại tiện phân lỏng… Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn, biểu hiện của người bệnh sẽ khác nhau. Một số trường hợp, người bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng có thể dẫn tới chảy máu dạ dày.

Vấn đề về hô hấp và vi khuẩn gây viêm phổi

Hóa chất clo có trong nước có thể gây các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, khó thở…(nếu bạn uống quá nhiều nước bể bơi). Ngoài ra, một số loại virus yếm khí là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh về viêm phổi.

Tác động lên hệ tiêu hóa và gan

Nước hồ bơi ô nhiễm có chứa một số loại vi khuẩn gây hại cho gan và hệ tiêu hóa. Không ít trường hợp gặp vấn đề về đường ruột như viêm ruột cấp, viêm dạ dày…do uống nước hồ bơi.

Biện pháp phòng ngừa và đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với nước bể bơi

Nước bể bơi ô nhiễm, không an toàn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu muốn tìm giải pháp phòng ngừa và đảm bảo an toàn tốt nhất, chúng ta cần tìm ra và khắc phục các nguyên nhân đó.

Cách hạn chế uống nước hồ bơi hiệu quả

Cách hạn chế uống nước hồ bơi hiệu quả

Quy trình kiểm tra chất lượng nước

Chất lượng nước bể bơi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng. Nước bể bơi ô nhiễm, không đạt chuẩn là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển. Vì vậy, các hộ gia đình hay các đơn vị kinh doanh bể bơi đều phải có quy trình kiểm tra chất lượng nước đạt chuẩn.

 

  • Vệ sinh bể bơi thường xuyên

 

Vệ sinh bể bơi để loại bỏ các loại rác thải như lá cây rụng, bụi bẩn…tồn đọng trong nước. Gia chủ nên thay mới nước bể bơi 1-2 lần/tuần tùy thuộc vào số người/số lần sử dụng ít hay nhiều.

 

  • Xây dựng hệ thống xử lý và lọc nước đạt chuẩn

 

Hệ thống lọc đạt chuẩn đảm bảo các loại rác thải, vi khuẩn, vi sinh được loại bỏ khỏi nước trước khi vào hồ bơi. Nếu muốn hệ thống lọc hoạt động hiệu quả thì bạn phải tính toán xây dựng hệ thống lọc có công suất hợp lý.

 

  • Thận trọng trong việc dùng hóa chất

 

Trong quá trình vệ sinh bể bơi hoặc xử lý nước, bạn có thể sẽ phải sử dụng tới một số loại hóa chất làm sạch. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát hàm lượng sử dụng vừa đủ, không lạm dụng các loại hóa chất tránh trường hợp gây nguy hại tới sức khỏe con người.

Tuân thủ vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân trước khi vào bể và giữ gìn vệ sinh chung trong khu vực bể bơi sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Đây là lý do đa số các bể bơi đều xây dựng phòng tắm cho khách và yêu cầu mọi người phải rửa chân sạch sẽ cũng như tắm tráng trước khi vào hồ.

Hạn chế việc uống nước bể bơi

Giải pháp tốt nhất để không bị ảnh hưởng do uống nước bể bơi chính là hạn chế việc uống nước bể bơi.

Bạn có thể chọn khu vực nước có độ sâu phù hợp với chiều cao của mình. Phần lớn các bể bơi đều tách riêng khu vực dành riêng cho người lớn và trẻ em.

Thực tế cho thấy, những người có khả năng bơi lội tốt rất ít khi uống phải nước bể bơi. Do đó, chúng tôi cũng khuyến khích bạn nên tập nổi trên mặt nước và rèn luyện kỹ năng bơi lội thật tốt. Nếu mới bắt đầu học bơi, bạn có thể sử dụng phao bơi hỗ trợ để tránh bị chìm và uống nước bể bơi.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi: Uống nước bể bơi có sao không? Uống nước bể bơi có thể gây ra những tác động không tốt tới sức khỏe con người. Do đó, bạn đừng quên chọn bể bơi có chất lượng nước đạt chuẩn để thỏa mãn đam mê bơi lội mà vẫn đảm bảo sức khỏe nhé.